Warning: "continue" targeting switch is equivalent to "break". Did you mean to use "continue 2"? in /home/rrkrwbhxhosting/public_html/kenhdiaoc24h.com.vn/wp-content/plugins/revslider/includes/operations.class.php on line 2758

Warning: "continue" targeting switch is equivalent to "break". Did you mean to use "continue 2"? in /home/rrkrwbhxhosting/public_html/kenhdiaoc24h.com.vn/wp-content/plugins/revslider/includes/operations.class.php on line 2762

Warning: "continue" targeting switch is equivalent to "break". Did you mean to use "continue 2"? in /home/rrkrwbhxhosting/public_html/kenhdiaoc24h.com.vn/wp-content/plugins/revslider/includes/output.class.php on line 3706

Warning: Creating default object from empty value in /home/rrkrwbhxhosting/public_html/kenhdiaoc24h.com.vn/wp-content/plugins/slick-popup-pro_/libs/admin/redux-framework/inc/class.redux_filesystem.php on line 29
Hợp đồng PPP là gì? Cơ sở, đặc điểm & hình thức đầu tư PPP

Hợp đồng PPP là gì? Cơ sở, đặc điểm & hình thức đầu tư PPP

Hợp đồng PPP là cụm từ được nhắc rất nhiều trên các phương tiện đại chúng. Thế nhưng để hỏi sâu về nó thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho biết những điều khái quát nhất về hợp đồng PPP.

PPP là gì?

PPP là từ viết tắt của cụm từ Public – Private – Partner (đầu tư theo hình thức đối tác công tư). Đây là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp các dịch vụ công.

Cụ thể thì đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng là hoạt động quan trọng đối với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và được xem như là nhiệm vụ quan trọng của nhà nước. Thế nhưng sử dụng nguồn vốn nhà nước để đầu tư cho hoạt động này thì không phải là giải pháp duy nhất và hiệu quả. Nhất là đối với những nước chưa phát triển hoặc với những nước không có tiềm lực mạnh về ngân sách.

Đối với Việt Nam thì việc ban hành các quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP nhằm mục đích tạo cơ sở pháp lí và điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, huy động nguồn vốn ngoài ngân sách tập trung. Đồng thời cũng sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào hoạt động đầu tư xây dựng một số công trình kết cấu hạ tầng.

 

Hợp đồng PPP là gì?

Hợp đồng PPP không phải là một khái niệm mới song nó vẫn chưa có một định nghĩa chính xác và rõ ràng về bản chất của nó.

Theo một cách truyền thống thì hợp đồng PPP được hiểu là sự thỏa thuận hợp tác giữa Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân trong đầu tư & phát triển cơ sở hạ tầng đồng thời cung cấp các dịch vụ công trực tuyến. Trong đó một phần hoặc toàn bộ công việc trong hợp đồng PPP sẽ được chuyển giao cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện với sự hỗ trợ của Nhà nước.

Bên cạnh đó thì hợp đồng PPP cũng có thể hiểu là một phương thức hoặc một hình thức hợp tác cụ thể giữa nhà nước và khu vực tư nhân.

Xét ở phương diện chung nhất thì hợp đồng PPP là phạm trù động tức là nó có thể linh hoạt theo cách tiếp cận hợp đồng và tùy thuộc vào những hoàn cảnh áp dụng cụ thể. Hợp đồng PPP còn là một hướng xây dựng định nghĩa hợp đồng BOT trên cơ sở bo quát các khía cạnh như pháp lý, tài chính chủ yếu của hợp đồng như quá trình đầu tư, chủ thể, tính cấp quyền, tính chất tài chính và mối quan hệ giữa các bên tham gia.

Hợp đồng PPP có một số đặc điểm như là:

  • Một bên chủ thể ký hợp đồng là cơ quan nhà nước.
  • Hợp đồng liên quan đến hạ tầng và dịch vụ công.

Cơ sở hình thành thỏa thuận PPP

Những năm trở lại đây thì hợp đồng BOT được sử dụng rộng rãi và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Bởi vì một mặt việc phát triển cơ sở được coi là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế. Đồng thời nguồn vốn của nhà nước đầu tư vào những lĩnh vực khác nhau của cơ sở hạ tầng còn rất hạn hẹp và chưa thể đáp ứng trọn vẹn được mọi thứ.

Chính vì thế, nền tảng hình thành thỏa thuận PPP xuất phát từ việc đầu tư các dự án/công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội. Nhìn chung thì đa số những dự án này đều đòi hỏi một lượng vốn dồi dào nhưng lại khó sinh lời. Chính vì thế đa số những dự án này đều do nhà nước đứng ra thực hiện. Thế nhưng ở khía cạnh khác thì nhu cầu sử dụng các công trình, dịch vụ công, đặc biệt là trước sức ép tăng trưởng kinh tế luôn vượt quá khả năng cũng như tiềm lực của nhà nước. Do đó một trong những giải pháp khắc phục tình trạng này là thu hút các nguồn lực đầu tư vào các dự án, dịch vụ thông qua đối tác nhà nước và tư nhân (PPP).

Đặc điểm của thỏa thuận PPP

Nhìn một cách tổng thể thì PPP thường là một cam kết mang tính lâu dài trong đó quyền lợi và trách nhiệm của các bên được chia đều theo tỉ lệ tham gia thực hiện của mỗi bên. Điểm nổi trội duy nhất của phương thức này là thu hút sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân trong các dự án.

Mặt khác thì cơ chế mà PPP mang lại là cơ chế năng động trong việc phân công hợp lý giữa các bên tham gia dự án PPP, bên nào có khả năng làm tốt phần nào sẽ được giao làm phần đó đồng thời cũng sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ phần đó khi dự án hoàn thành.

Bên cạnh đó thì PPP cũng khác với tư nhân hóa. Nếu tư nhân hóa đồng nghĩa với việc nhà nước sẽ toát vốn hay từ bỏ quyền sở hữu, quản lý chuyển giao các quyền thì với hợp đồng PPP nhà nước vẫn giữ nguyên quyền quản lý, kiểm soát nhất định, đồng thời có thể đặt ra những chuẩn mực, yêu cầu ràng buộc nhất định về cam kết với chất lượng và dịch vụ đối với nhà cung cấp tư nhân.

Hình thức đầu tư PPP

Như đã nêu ở trên, PPP là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở là các hợp đồng dự án được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. Từ đó các doanh nghiệp tư nhân dựa vào dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.

Đối với riêng Việt Nam ta thì vẫn còn là một quốc gia đang trên đà phát triển vì thế mà vốn đầu tư của Nhà nước cũng có hạn. Thế nhưng với việc ra đời hợp đồng PPP thì đã giúp giải quyết được các vấn đề về vốn đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng của nước ta. Điều này đã làm đòn bẩy để nhà nước huy động nguồn lực kinh tế từ các doanh nghiệp tư nhân để phát triển mạnh các dự án. Đồng thời cũng sẽ tạo ra các dự án lớn để tư nhân có thể tham gia góp vốn sinh lời.

Các bước hình thành hợp đồng PPP

  • Xác định tiêu chí lựa chọn dự án PPP
  • Xác định các khoản chi phí để có thể tiến hành đầu tư
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ là bên soạn thảo hợp đồng PPP
  • Tiến hành lập Tổ công tác liên ngành để tổ chức đấu thầu chọn nhà đầu tư
  • Lựa chọn nhà đầu tư, tiến hành thương thảo, bổ sung và hoàn thiện hợp đồng
  • Tiến hành ký kết và thực hiện
NHẬN BÁO GIÁ

Đăng ký nhận ngay thông tin và Báo giá ưu đãi từ CĐT





X
NHẬN BÁO GIÁ